Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2009

Các phím tắt thông dụng trong WINDOWS

Các phím tắt thông dụng trong WINDOWS
Phím tắt (shortcut) là những tổ hợp phím mà người dùng thao tác trên bàn phím để truy xuất đến những chức năng hay các tiến trình xử lý mà nhà sản xuất thiết lập cho chương trình, phần mềm của mình. Với phím tắt, người dùng có thể thực hiện công việc cần làm nhanh chóng hơn so với việc sử dụng chuột, ví dụ sử dụng phím tắt trong đồ họa với Photoshop hay đơn thuần là trong Windows.

Sau đây là một số phím tắt trong một vài chương trình được sử dụng thông thường với Windows XP:

Phím tắt Windows:
Ctrl + C: sao chép dữ liệu
Ctrl + X: sao chép và cắt luôn dữ liệu được sao chép đến nơi khác
Ctrl + V: dán dữ liệu đã được sao chép
Ctrl + A: chọn tất cả
Ctrl + Z: khôi phục lại thao tác trước đó (Undo)
Shift + Delete: Xóa “sạch” dữ liệu, không đưa vào Recycle Bin. Lưu ý với thao tác xóa này bạn sẽ không khôi phục lại được dữ liệu từ trong Recycle Bin hoặc phải nhờ đến các chương trình của các hãng thứ ba.

Alt + Enter: Xem thuộc tính của đối tượng được chọn
Alt + F4: Đóng đối tượng hoặc chương trình hiện hành
Alt + Spacebar: Mở thực đơn phím tắt cho cửa sổ hiện hành
Alt + Tab: chuyển đổi qua lại giữa các cửa sổ đang được mở
Alt + Esc: chuyển đổi qua lại giữa các cửa sổ theo thứ tự mà các đối tượng đó được mở
Ctrl + Shift + Esc: Mở Windows Task Manager
Windows Logo + D: hiển thị desktop
Windows Logo + M: thu nhỏ tất cả cửa sổ
Windows Logo + Shift + M: khôi phục lại tất cả cửa sổ
Windows Logo + E: mở My Computer
Windows Logo + F: Tìm kiếm 1 tập tin hay thư mục
Ctrl + Windows Logo + F: tìm kiếm máy tính khác trong mạng
Windows Logo + R: Mở hộp thoại Run
Windows Logo + U: Mở trình Utility Manager

Trình nghe nhạc Winamp:
V : dừng
Shift + V: dừng với hiệu ứng FadeOut
C: Tạm dừng và tiếp tục
B: Track kế tiếp
Z: Track trước đó
J: Tìm bài
Control + Shift + 1: Sắp xếp playlist theo tiêu đề
Control + Shift + 2: Sắp xếp playlist theo tên tập tin
Control + Shift + 3: Sắp xếp playlist theo đường dẫn và tên
Trình tin nhắn (IM) Yahoo Messenger:
Alt + A: Mở phần quản lý tài khoản trên trang web
Alt + C: hiển thị danh sách gọi
Alt + D: Xem và hiệu chỉnh phần thông tin liên hệ (Contact Details)
Ctrl + Shift + L: Ngừng cuộc gọi
Alt + R: Giữ và tiếp tục cuộc gọi
Alt + L: gọi PC/Gọi lại
Alt + M: tắt/mở âm thanh
Alt + S: sao lưu vào sổ địa chỉ
Ctrl +M: gởi một tin nhắn IM
Ctrl + T: Gởi một tin nhắn văn bản
Ctrl + Y: Email
Ctrl + K: gọi một số phone
Ctrl + N: bắt đầu một cuộc đàm thoại
Ctrl + F: chỉ hiển thị danh sách bạn bè đang trực tuyến

Windows Media Player
Alt +F: Hiển thị trình đơn File
Ctrl + P: Chơi/ngưng một tập tin
Ctrl + S: ngưng playback
Ctrl + Shift + C: tắt/mở phụ đề
Ctrl + Shift +G: chơi với tốc độ nhanh hơn tốc độ bình thường
Ctrl + Shift +S: chơi với tốc độ chậm hơn tốc độ bình thường
Ctrl + T: chơi lại playlist
Ctrl + F: chơi track kế tiếp
Ctrl +M: hiển thị thanh công cụ ở chế độ Full
Ctrl + N: tạo một playlist mới.
Hầu hết các chương trình phần mềm đều có phím tắt để sử dụng và thao tác nhanh hơn. Do đó, bạn có thể tìm trong phần trợ giúp (Help) hay phần tài liệu hướng dẫn đi kèm phần mềm chi tiết về các phím tắt. Nhiều phần mềm còn cho phép bạn đặt phím tắt thích hợp tùy ý.
24/04/07 - 3:37:49 AM
URL | Bình luận (0) | Viết bình luận
20 mẹo giữ cho WINDOWSXP luôn mới
Vista sắp ra mắt, nhưng XP vẫn còn giữ nguyên giá trị của mình. Người ta hồi hộp mong chờ giao diện màn hình trong suốt, thành phần đồ hoạ 3D đẹp mắt cùng nhiều tính năng thú vị ở Vista. Còn nói theo ngôn ngữ hiện nay, tuy không có vẻ bề ngoài "hoành tráng" như hệ điều hành mới sắp ra mắt thị trường trong nay mai, nhưng không thể phủ nhận tính hữu ích của Windows XP vẫn chưa hề giảm sút.

Cũng xin chú thích thêm là đáp ứng được các tiêu chuẩn của Windows Vista không phải dễ dàng. Màn hình Aero, tính năng đồ hoạ nâng cao đòi hỏi phần cứng của bạn phải khá mạnh. Nếu chưa thực sự thấy cần thiết phải đầu tư vào hệ điều hành mới, bạn nên giữ chế độ bảo dưỡng thường xuyên, kiểm tra định kỳ hệ điều hành cũ của mình (tôi dám chắc hầu hết hiện nay là Windows XP).

Dưới đây là một số mẹo giúp bạn giữ cho hệ điều hành vốn có luôn ở trạng thái "tràn trề sinh lực".

1, Tắt chức năng Upgrade Bandwagon

Nếu bạn liên tục cập nhật phiên bản mới nhất, mạnh nhất cho các chương trình ứng dụng yêu thích mà không đồng thời nâng cấp phần cứng và hệ điều hành Windows, hệ thống của bạn có thể sẽ trở nên khập khiễng và già cỗi. Thay vì đuổi theo cuộc chạy đua không có điểm dừng của các bản nâng cấp, hãy gắn bó với phiên bản ứng dụng phù hợp nhất với hệ thống của bạn. Nhiều khi đó không phải là bản mới nhất có trên thị trường.

Hầu hết chương trình ứng dụng ngày nay đều có chức năng auto-update. Nhiều chương trình không cần thiết và bạn nên tắt chúng đi. Nhưng với phần mềm tường lửa, chương trình diệt virus và chương trình ngăn chặn phần mềm gián điệp thì luôn luôn để chế độ update tự động sẽ giúp bạn an toàn hơn rất nhiều. Ví dụ như Adobe Reader. Để block chức năng tự động update lên phiên bản 7.0, bạn hãy vào Edit > Preferences > Updates > chọn "Do not automatically check for critical updates". Vì sao các nhà phát triển quyết định thời gian và cách thức update ứng dụng cho bạn? Tất nhiên cũng có một số lý do, có thể đặc biệt hoặc không. Đó có thể là mở rộng thêm tính năng, nâng cao tốc độ, sửa lỗi của phiên bản cũ…? Hãy sáng suốt lựa chọn kiểu phù hợp cho mình và nếu gặp vấn đề gì với chương trình hay cần thành phần mới cụ thể nào đó, hãy lướt qua website của nhà sản xuất và download chúng. Họ có đầy đủ những gì bạn muốn, chỉ cần chúng phù hợp cho bạn.

Bỏ chương trình update không thời hạn bằng cách vô hiệu hoá các ứng dụng starup có chức năng liên lạc với nhà sản xuất
Mỗi sản phẩm đều có phương thức khác nhau để giám sát chương trình nâng cấp. Bạn nên kiểm tra tính năng này trên từng ứng dụng. Chúng cũng có công cụ giống như chương trình Startup Control Panel, giúp bạn gỡ bỏ phần mềm chạy ở phần hậu cảnh và luôn luôn kiểm tra chế độ update.

2, Hãy đổi nếu bạn thấy cần

Windows luôn chỉ định một vùng không gian bộ nhớ làm bộ nhớ ảo (hay còn gọi là "swapfile", "pagefile"), hỗ trợ thêm cho RAM. Tất cả chương trình đều được cấp phát một phần bộ nhớ ảo. Và chính bản thân bộ nhớ ảo cũng sẽ được dùng ngay cả khi RAM vẫn đang trong quá trình sử dụng. Truy cập đĩa cứng luôn chậm hơn so với dùng RAM. Vì thế nếu máy của bạn thừa thãi bộ nhớ, bạn có thể nâng cao tốc độ thực thi cho các chương trình bằng cách nói với Windows đừng nên dùng pagefile cho một số chương trình đến khi nào nó được dùng bởi RAM. Dung lượng bộ nhớ bao nhiêu thì được gọi là "thừa thãi"? Điều đó phụ thuộc vào số lượng và kiểu ứng dụng chạy trên hệ thống. Nhưng tốt nhất đừng nên điều chỉnh gì nếu máy bạn không có RAM ít nhất từ 1GB trở lên.

Muốn Windows dùng bộ nhớ ảo như một giải pháp cuối cùng, bạn phải chỉnh sửa một số thông số trong Windows Registry. Nhưng chú ý là hãy sao lưu phần Registry trước khi thay đổi. Vì mọi thay đổi trong phần này đều rất nguy hiểm, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu bạn làm sai một bước nào đó. (Microsoft khuyến cáo không nên loại bỏ toàn bộ pagefile).

Muốn sao lưu phần Registry, bạn vào Start > Run > gõ lệnh "regedit" rồi ấn .
Trong cây thư mục bên trái, đánh dấu và chọn HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Control\Session Manager\Memory Management.

Kích đúp vào biểu tượng của Disable, Paging và Executive ở ô bên phải. Thay đổi giá trị 0 trong ô Value thành 1. Kích vào OK và khởi động lại máy.

3, Theo dòng NTFS

Nếu bạn đang sử dụng định dạng file cũ FAT32 cho ổ cứng, tốt hơn hết là bạn nên chuyển sang kiểu NTFS. Bên cạnh việc nhanh hơn, an toàn hơn, NTFS còn cung cấp chức năng mã hoá, chức năng nén đĩa và thư mục cùng một số tính năng mạnh khác. Bạn chỉ nên dùng định dạng file FAT hay FAT32 khi cần truy cập đĩa cứng trên nền DOS hoặc Windows 98.

Muốn chuyển sang kiểu NTFS, bạn không cần phải format lại đĩa cứng và hoàn toàn có thể khôi phục lại ứng dụng, dữ liệu từ file đã sao lưu. Chỉ cần chọn Start > Run > gõ lệnh "cmd.exe" rồi bấm phím để mở cửa sổ lệnh Command Prompt. Bây giờ hãy gõ lệnh chuyển đổi: sau ký tự trống là tên ổ (A, B, C), dấu hai chấm, ký tự trống tiếp và cuối cùng là "/fs:ntfs". a

Ví dụ muốn chuyển đổi ổ C sang kiểu định dạng NTFS, bạn chỉ cần gõ: "c:/fs:ntfs".

4, Thiết lập lại các thuộc tính System Restore (khôi phục hệ thống)

System Restore đã cứu cho tôi nhiều bàn thua trông thấy. Để điều chỉnh tổng lượng không gian đĩa cần cho System Restore, hãy kích phải chuột vào My Computer trong cửa sổ Explorer hoặc trên nền desktop và chọn Properties. Kích vào tab System Restore và chọn ổ bạn muốn thay đổi các thiết lập lưu trữ. Chọn Settings, kéo từ mức "slider" đến mức "desired" rồi kích vào OK hai lần.

5, Định vị lại tài nguyên hệ thống

Một số file (chẳng hạn như các file trong System Restore) phải được lưu trữ trong ổ cài hệ điều hành Windows. Nhưng nếu có nhiều ổ cứng hoặc nhiều phân vùng, bạn có thể giải phóng không gian cho ổ cài Windows bằng cách chuyển các file hệ thống khác sang nơi mới.

6, Bỏ chế độ Hibernation

Khi sử dụng chức năng Hibernation của Windows để khởi động nhanh hơn, hệ điều hành sẽ đặt mọi thứ vào RAM, trong một file ẩn có tên "hiberfil.sys" trên ổ cứng. File này hầu như luôn có cùng kích cỡ với RAM. Nếu như máy có RAM 512 MB thì file ẩn này cũng có dung lượng là 512MB. Giống như các điểm trong System Restore, file hibernation cũng phải được đặt trong cùng một ổ với Windows. Nếu bạn đã sử dụng hết không gian trong ổ cài Windows và không dùng chức năng hibernation (hoặc không cho là nó hữu ích), bạn có thể tiết kiệm được một lượng lớn không gian đĩa bằng cách tắt nó đi. Khi đó file hiberfil.sys sẽ bị xoá. Bạn có thể thực hiện như sau:

Vào Start > Run > gõ lệnh "powercfg.cpl" và ấn . Kích vào tab Hibernate, đánh dấu bỏ chọn "Enable hibernation ". Sau đó kích OK.

'Ngủ đông' có nhiều quá không? Hãy tiết kiệm 'hàng tấn' không gian đĩa bằng cách bỏ đi thành phần Hibernation trong phần Power Options của Control Panel).
7, Loại bỏ sự lộn xộn

Cách dễ nhất để loại bỏ sự lộn xộn cho ổ cứng của bạn là dùng chức năng Disk Cleanup của Windows, tạo chế độ xoá tuỳ chọn. Tiện ích này cho phép bạn vứt bỏ đi hàng loạt file tạp nhạp trong khi vẫn giữ bộ nhớ cache Internet nguyên vẹn để tối ưu hoá thực thi trình duyệt cùng với nhiều tuỳ chọn khác.

8, Thực hiện xoá chuyên sâu hơn

Đáng tiếc là công cụ Disk Cleanup bỏ qua nhiều file tạm thời. Dưới đây là một số file giúp bạn hoàn chỉnh nhiệm vụ này: Vào Notepad (hoặc trình soạn thảo văn bản yêu thích nào đó của bạn), gõ vào khung soạn thảo: del /s /q C:\Documents and Settings\Username\Local Settings\Temp\*.*"; thay thế "Username" bằng tên tài khoản và điều chỉnh ký tự tên ổ đĩa nếu cần thiết. Ghi lại file dưới tên: deltemp.bat (để chắc chắn là bạn sử dụng tên miền mở rộng ".bat" của kiểu file batch) và lưu vào cùng nhóm với các file batch khác. (Nếu bạn không có các file batch khác, Desktop hoặc bất kỳ thư mục dễ truy cập khác sẽ thực hiện điều đó). Sau đó add file này nào thư mục Startup (Start > All Programs > Startup) để nó xoá các file mỗi lần bạn đăng nhập Windows.

9, Xoá phần sao lưu

Bạn có thể kiểm tra các tính năng tuỳ chọn nâng cao của công cụ Dish Cleanup trên tab More Option để xoá tất cả các phần sao lưu đã cũ. Lưu ý là nên giữ lại các điểm sao lưu gần nhất vì có thể bạn sẽ cần phục hồi lại chúng.

Nếu hệ thống bạn đang chạy ổn định, hãy xoá đi dung lượng của phần sao lưu cũ và giữ lại điểm sao lưu gần nhất.
10, Tránh trường hợp nhạc bị nhân bản

Sau khi copy các bài hát trong đĩa CD và ghi chúng lại dưới kiểu định dạng Windows Media Audio (WMA), bạn quyết định dùng chúng trong một công cụ nào đó như iTunes để có thể nghe chúng ở bất cứ đâu. Nhưng như thế có nghĩa là bạn đã chuyển các bài hát sang kiểu định dạng Advanced Audio Coding (AAC). Kiểu định dạng này thường hay nhân bản các bài hát, khiến dung lượng ổ cứng của bạn bị hẹp lại. Để tiết kiệm không gian đĩa, hãy kết hợp với chương trình nghe nhạc hoặc ít nhất là một kiểu định dang (như MP3) mà chương trình đa chức năng có thể điều khiển. Windows Media Player 10 có thể đọc các file nhạc dưới dạng MP3 mà không cần thêm bất cứ phần mềm hỗ trợ nào. Muốn chọn kiểu định dạng cho file dạng copy từ đĩa CD vào ổ cứng bằng Windows Media Player, bạn vào Tool > Options > kích vào tab Rip Music. Chọn tuỳ chọn mong muốn từ danh sách Format sổ xuống và kích OK.

Để tránh lãng phí thời gian khi copy file nhạc, bạn nên tránh việc nhân bản file; nên chọn kiểu định dạng tương thích với tất cả chương trình nghe nhạc và công cụ xem hình
11, Tăng cường nhiều mẹo ảo thuật trong quản lý file nhạc

Nhiều người từng vui mừng học cách sử dụng máy tính như là một chiếc máy hát tự động. Nhưng đến khi nhìn lại mới thấy số lượng file nhạc download từ các website hoặc từ bộ sưu tập đĩa CD khổng lồ thật quá sức tưởng tượng. Bạn nên tăng cường kiểm soát file nhạc, hạn chế bớt số lượng bài hát không cần thiết và bổ sung thêm một số chương trình quản lý nhạc.

12, Biến máy tính trở thành thiết bị truyền thông đa phương tiện thân thiện

Nhiều khi bạn phải nỗ lực rất lớn mới kiểm soát được quyền điều khiển các bức ảnh lấy từ máy quay phim kỹ thuật số.

13, Lưu trữ ảnh trực tuyến

Bạn đã hết không gian lưu trữ trên ổ cứng? Tất nhiên bạn sẽ sao lưu các bức ảnh tại nhà cùng các thành viên trong gia đình. Nhưng nếu chúng ít quá, hoặc bạn không có tiền (tuỳ thuộc vào dịch vụ), có thể bạn sẽ cần lưu trữ và truy cập ảnh trực tuyến. Sử dụng công cụ trực tuyến, việc chia sẻ file ảnh trở nên dễ dàng hơn nhiều. Một số chương trình hỗ trợ xem ảnh trực tuyến phổ biến bây giờ là Flickr, Yahoo Photos, và Picasa Web Albums của Google.

14, Trở thành 'vật kỳ diệu' không dây

Nếu bạn chỉ có một router wireless và muốn thiết lập một mạng không dây, bạn có thể dùng chức năng wizard trong Windows XP Service Pack 2. Vào Start > Programs (hoặc All Programs) > Accessories > Communications > Wireless Network Setup Wizard. Nhưng nếu đã có mạng không dây và chỉ muốn bổ sung thêm một laptop hay thiết bị mới nào đó khác để nhận tín hiệu, bạn không nên dùng đến wizard. Có thể thay thế bằng phần mềm hoặc các hướng dẫn cài đặt và bổ sung tính năng về sau.

15, Chữa lỗi không đều

Một số chức năng không dây dựng sẵn của Windows có thể hữu ích cho việc này. Ví dụ, để xem loại mạng không dây nào phù hợp với bạn, hãy tìm kiếm biểu tượng wireless-network trong khay hệ thống (phần taskbar gần đồng hồ). Nếu bạn không thấy biểu tượng, hãy vào Start > Programs (hoặc All Programs) > Accessories > Communications > Network Connections. (Bạn cũng có thể mở cửa sổ này bằng cách kích phải chuột lên My Network Places ở bất kỳ cửa sổ Explorer nào và chọn Properties). Chọn icon cho kết nối không dây. Trong ô nhiệm vụ ở bên trái, kích vào phần "Change settings". Đánh dấu chọn cho icon "Show" trong khu vực thông báo khi kết nối và ấn OK.

Muốn thấy biểu tượng, đơn giản chỉ cần kích phải chuột vào nó và chọn "View Available Wireless Networks". Nếu bạn không mở được cửa sổ Wireless Networks Connection, có thể là do phần mềm phần mềm cho mạng đang chặn lệnh để thể hiện hộp thoại riêng của nó. Khi đó bạn có thể xem phiên bản Windows bằng cách mở cửa sổ Networks Connection (xem các bước ở trên), chọn kết nối của bạn và kích vào View đã sẵn sàng cho liên kết không dây trong ô nhiệm vụ ở bên trái.

Chọn kiểu kết nối trong cửa sổ Wireless Network Connection của XP
Nếu không có mạng nào được lên danh sách trong cửa sổ Wireless Network Connection, hoặc nếu bạn không có tab Wireless Networks trong hộp thoại thuộc tính kết nối không dây (kích phải vào icon kết nối trong cửa sổ Network Connections và chọn Properties để xem liệu bạn đã thiết lập hay chưa). Nếu bạn chưa có dịch vụ Wireless Zero Configuration của Windows, vào Start > Run > gõ lệnh "services.msc /s" và bấm . Tìm Wireless Zero Configuration trong danh sách dịch vụ và kích đúp vào nó. Chọn Automatic từ danh sách kiểu Startup > kích vào Apply > chọn nút Start > OK. Cuối cùng, trở lại cửa sổ Wireless Network Connection (nếu nó vẫn không mở) và kích vào mục "Refresh network list" trong ô nhiệm vụ bên trái.

16, Đưa tín hiệu đến tín hiệu với cách thức dễ nhất

Bạn phải mất một lượng thời gian nhất định trong ngày cho việc sử dụng notebook máy tính nối mạng không dây tại nhà. Một lượng thời gian khác bị tiêu phí cho tín hiệu không dây tại văn phòng, nhưng chưa có lượng thời gian nào được dùng để liên kết tín hiệu với cửa hàng cafe hay quán cafe Internet yêu thích. Bạn thực sự muốn mở rộng tiện ích cho phần cứng không dây (hoặc cho các hộp thoại riêng của Windows) để tự chuyển đổi mạng mỗi lần bạn đổi vị trí? Có thể hay không? Rất may bạn hoàn toàn có quyền thiết lập các setting không dây của XP sao cho nó có thể kết nối tới mạng yêu thích tự động khi sẵn sàng và thậm chí có thể thiết lập theo thứ tự ưu tiên.

Để làm điều này, kích phải chuột vào icon khay mạng, chọn "View available wireless networks" như đã nói ở trên. Nếu đã kết nối tới mạng sử dụng thông thường, chọn từ "Connected" và ngôi sao màu vàng sẽ xuất hiện ở bên phải của tên. Nếu không thấy bất kỳ mạng nào muốn sử dụng xuất hiện, có thể bạn cần phải đưa laptop vào khu vực bắt tín hiệu khác phổ biến hơn, sau đó trả lại trong cửa sổ này.

Đối với mạng hiện tại không kết nối nhưng lại muốn dùng thường xuyên, hãy kích đúp vào tên mạng trong hộp thoại Wireless Connections để bắt đầu một kết nối. Nhập mật khẩu hay mã số khoá mạng cần thiết. Lặp lại các bước này cho tất cả mạng nào bạn muốn. Các điểm vào mạng sẽ được đánh dấu là "Automatic" trong danh sách sử dụng.

Vẫn trong cửa sổ Wireless Network Connection, kích vào "Change the order of preferred networks" trong ô nhiệm vụ bên trái để thay đổi thứ tự mạng dùng. Hộp Wireless Network Connection Properties sẽ được mở ra. Trong danh sách mạng Preferred (được tham chiếu đến) ở giữa hộp thoại, chọn mạng bạn sử dụng thường xuyên nhất và kích vào "Move up". Lặp lại bước này nếu thấy cần thiết để chuyển nó lên đầu danh sách. Tiếp tục chọn các mạng và dùng nút "Move up" hoặc "Move down" cho đến khi nào thứ tự danh sách đã đúng như ý bạn, kích vào OK.

Tiếp theo, bạn chuyển notebook của mình sang khu vực mới. Windows sẽ cố gắng liên kết tự động hoặc theo tham chiếu tới mạng cụ thể theo thứ tự sắp xếp của bạn cho tới khi nào nó tìm ra một kết nối mà không cần phải phiền tới bạn.

17, Mở rộng băng thông

Các mạng không dây ngày càng nhanh hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là máy tính của bạn đã được kết nối tới mạng có tốc độ thuộc hàng "top".

18, Chạy đua với Vista

Hiện đại hoá Windows có thể là bổ sung thêm một số tính năng nâng cao miễn phí hoặc có giá thấp. Nếu ổ cứng của bạn có thể điều khiển một số mức nâng cấp, nhưng bạn không muốn gây nguy hiểm cho toàn bộ hệ điều hành mới, hãy kiểm tra tính đều của các tuỳ chọn miễn phí hoặc gấn như miễn phí này.

19, Kiểm tra kích thước thư mục nhanh chóng với Folder Size

Khi bạn xem Windows Explorer trong view Details, cột Size cho bạn biết không gian bộ nhớ sử dụng cho từng file, nhưng nó không cung cấp thông tin về kích thước thư mục. Bạn không cần phải lo lắng. Thay vì tìm kiếm một công cụ quản lý file khác, bạn chỉ cần download và cài đặt tiện ích miễn phí Folder Size, bổ sung thêm thành phần này cho Windows Explorer. Sau khi cài đặt xong, vào View > Choose Columns và kiểm tra kích thước tại hộp Folder Size. Nếu cột nào không cần thiết, bạn có thể đánh dấu bỏ chọn ở hộp Size. Tính toán kích thước cho các thư mục lớn có thể phải mất rất nhiều thời gian. Đó là lý do vì sao Microsoft không bao giờ tích hợp thành phần này ngay từ ban đầu vào hệ điều hành. Nhưng sử dụng tiện ích này tốt hơn nhiều so với việc bạn phải mở hộp thoại Properties của từng thư mục một lúc.

Kiểm tra kích thước thư mục nhanh chóng trong Windows Explorer với tiện ích miễn phí Folder Size
20, Bảo dưỡng thường xuyên

Bạn đã thành công khi sắp đặt lại Windows XP để đối mặt với tương lai. Muốn nó luôn tươi mới, bạn cần phải có kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên. May mắn là hiện nay có nhiều phần mềm, tiện ích tự động chăm sóc các thành phần của Windows.
24/04/07 - 3:36:41 AM
URL | Bình luận (0) | Viết bình luận
Firewall
1. Firewall là gì?
Firewall là một công cụ phần cứng hoặc phần mềm giúp bạn tránh được sự tấn công của các hacker, sâu máy tính, virus... khi truy cập vào mạng Internet. Nếu bạn sử dụng máy tính cá nhân tại nhà hoặc bạn là một doanh nghiệp nhỏ, thì sử dụng firewall là cách quan trọng và hiệu quả nhất để bảo vệ máy tính của bạn.

2. Tại sao người sử dụng máy tính lại cần đến firewall?
- Nếu không có firewall, khi truy cập vào Internet, các hacker sẽ dễ dàng đột nhập và ăn cắp thông tin cá nhân của bạn. Chúng có thể cài đặt những mật mã phá hủy các file hoặc gây ra sự cố cho máy tính. Chúng cũng có thể sử dụng máy tính của bạn để lan truyền virus ra các máy khác trong cùng hệ thống. Sử dụng firewall sẽ giúp bạn tránh được những phiền toái trên, dù bạn truy cập Internet bằng phương pháp nào - qua modem, cáp, hoặc thuê bao kỹ thuật số (DSL hoặc ADSL).

3. Nếu đã có sẵn chương trình firewall trong máy, tôi phải khởi động như thế nào?
- Nếu bạn sử dụng Windows Vista hay Windows XP, trong máy đã cài đặt sẵn chương trình Sevirce Pack 2 (SP2):
+ Click Start, sau đó click Control Panel
+ Vào phần Security Center, kích hoạt Windows Firewall
- Nếu hệ Windows XP của bạn chưa cài đặt sẵn SP2, bạn có thể download chương trình này tại địa chỉ www.microsoftupdate.com.
- Nếu bạn sử dụng 1 hệ Window khác như Win2000, Win 98..., bạn nên mua phần mềm hoặc phần cứng firewall ở ngòai và cài vào máy tính.
- Nếu bạn chưa chắc chắn là máy tính của mình đã có firewall hay chưa, bạn có thể vào Folder All Program để kiểm tra. Click Start, sau đó vào All Program, tìm xem chương trình firewall đã được cài đặt hay chưa. Các phần mềm firewall thường có những tên gọi như McAfee, Symantec, Tiny Personal Firewall...

4. Hệ điều hành Window của tôi không có sẵn chương trình firewall. Tôi nên làm gì? - Những hệ điều hành Window cũ như Win 2000, Win Millennium Edition (Me), Win 98 đều không cài đặt sẵn chương trình firewall. Nếu muốn sử dụng chương trình này, bạn có thể mua ngoài để cài đặt vào máy.

5. Windows Firewall có những tác dụng gì?
- Windows Firewall có tác dụng bảo vệ các chương trình và thông tin trên máy tính cá nhân khỏi sự xâm nhập từ bên ngoài, đặc biệt là khi người sử dụng truy cập Internet. Firewall theo dõi tất cả những thông tin xuất phát từ máy tính của bạn và tự động bảo vệ chúng khỏi virus.
Khi cần thiết, chương trình firewall sẽ mở những cửa sổ bảo vệ và cho phép máy tính của bạn nhận các thông tin theo yêu cầu, ví dụ như một trang web mà bạn đã kích vào address. Còn những thông tin tự động gửi đến máy tính không theo yêu cầu sẽ bị firewall chặn lại.

6. Ngoài firewall, còn cần phải có những biện pháp bảo vệ nào khác không?
- Chương trình firewall không thể đảm bảo 100% an toàn cho máy tính của bạn tuy đây đang là biện pháp được đánh giá là có hiệu quả nhất hiện nay. Ngoài firewall, bạn nên sử dụng thêm một số phương pháp bảo vệ khác, như update hệ điều hành, cài đặt các phần mềm chống virus như Windows Live OneCare, Antispyware...

7. Tôi có nên sử dụng firewall không nếu tôi có nhiều hơn 1 chiếc máy tính ở nhà và công sở?
- Nên. Vì virus có thể lây lan từ một sang nhiều máy khác trên cùng một hệ thống.

8. Nếu máy tính của tôi thuộc hệ điều hành chủ của công ty, tôi có nên bật chương trình firewall lên không?
- Trong trường hợp này, bạn nên tuân theo các yêu cầu của bộ phận điều hành máy chủ. Trong một số trường hợp, bộ phận điều hành sẽ mặc định tất cả các máy trong hệ thống không thể sử dụng được chương trình firewall. Nếu máy tính cá nhân của bạn thực sự cần thiết phải có chương trình firewall, hãy thảo luận với bộ phận kỹ thuật để cài đặt riêng chương trình.

9. Tôi có nên sử dụng chương trình firewall cả phần cứng và phần mềm trên hệ điều hành Windows XP hay không?
- Không nên. Các chương trình phần mềm firewall phức tạp không thích hợp cho máy tính cá nhân tại nhà hay doanh nghiệp nhỏ mà chỉ thích hợp với hệ điều hành của các công ty lớn. Sử dụng cả 2 chương trình firewall phần cứng và phần mềm sẽ gây khó khăn khi truy cập Internet và các sự cố không mong đợi khác.

10. Tôi hiện đang sử dụng Windows XP Home Edition. Hệ điều hành này có sẵn chương trình Internet Connection Firewall hay không?
- Có. Cả 2 hệ điều hành Windows XP Home Edition và Windows XP Professional đều có cài đặt sẵn chương trình Internet Connection Firewall.

11. Windows Firewall có thể chống lại những gì?
- Windows Firewall hoạt động như một chương trình chống lại các loại sâu máy tính. Sâu máy tính cũng tương tự như virus, nhưng nó hoạt động độc lập hơn và có thể tự động lây nhiễm mà không cần sự trợ giúp của các chương trình khác.

12. Windows Firewall không thể chống lại những gì?
- Windows Firewall trong hệ điều hành Windows XP không thể chống lại 3 loại virus sau:
+ Các loại virus lan truyền qua email, như virus Trojan, thường giả dạng các phần mềm tiện ích và máy tính sẽ bị nhiễm virus ngay khi người sử dụng mở hoặc cài đặt các file này.
+ Thư rác hoặc các chương trình bị pop-up
+ Đường dẫn tới các hệ thống không dây kém an toàn khác.

13. Chương trình firewall có bảo vệ được hệ thống không dây hay không?
- Chương trình firewall chỉ có thể bảo vệ được một máy tính trên 1 hệ điều hành không dây, chứ không thể bảo vệ được cả một hệ thống. Nếu muốn bảo vệ cả hệ thống, bạn nên sử dụng thêm các chương trình mật mã như WPA hoặc WEP.

14. Tôi sử dụng máy laptop kết nối với hệ thống máy chủ của công ty có cài đặt chương trình firewall. Tôi nên làm gì khi đi du lịch?
- Bạn nên luôn luôn bật chương trình Internet Connection Firewall lên khi bạn truy cập vào Internet qua modem hoặc bất cứ một phương pháp nào khác khi bạn đi du lịch để tránh virus lây lan ra toàn bộ hệ thống máy của công ty.

15. Tôi có thể tìm hiểu những thông tin chi tiết về Windows Firewall và Firewall nói chung ở đâu?
- Hiện nay website cung cấp đầy đủ các thông tin về firewall nhất là Microsoft. Bạn có thể truy cập vào địa chỉ www.microsoft.com, sau đó vào mục Protect your PC Support hoặc Use the Internet Connection Firewall để tìm kiếm các thông tin cần thiết.
24/04/07 - 3:28:28 AM
URL | Bình luận (0) | Viết bình luận
Phòng thủ cho máy tính
Cập nhật lúc: 3:44:23 PM 17/04/2006
TTO - Tôi mới mua một máy tính. Tôi yêu cầu họ cài đặt máy tính sao cho thật an toàn vì nhu cầu công việc của tôi thường xuyên cần sao chép dữ liệu, duyệt email và lướt web. Nơi bán máy cho tôi nói rằng họ đã cài các chương trình chống virus, spam và tường lửa đầy đủ, nhưng tôi chưa hiểu nó là gì và cách sử dụng ra sao.
Xin vui lòng hướng dẫn giúp tôi sử dụng những chương trình trên một cách dễ hiểu nhất vì kinh nghiệm dùng máy tính của tôi cũng không nhiều. (tr_vanquang@...)
Vì bạn không nói rõ máy bạn đang sử dụng chương trình gì, nên xin phép nói sơ về công dụng và cách sử dụng chương trình phòng thủ máy tính nói chung để bạn dễ hiểu hơn. Hiện nay chương trình phòng thủ máy tính chia làm 3 loại:

1. Chương trình chống và diệt các loại Virus (Antivirus)
Virus đây có thể hiểu là tất cả các chương trình làm hại đến máy tính, xâm nhập vào máy tính một cách bất hợp pháp. Khi máy bị nhiễm thì thường có triệu chứng chạy chậm hoặc một số chương trình hoạt động bất thường. Chương trình chống virus sẽ quét qua từng tập tin để tìm virus và tiêu diệt nó. Nếu không tiêu diệt được nó sẽ xoá hoặc cô lập tập tin bị nhiễm để giữ an toàn cho máy tính.
Một số chương trình chống Virus khá quen thuộc như Norton Antivirus, AVG Free... đều là những chương trình chống Virus được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam. Ngoài ra, đối với một số virus nội địa (có nguồn gốc trong nước) thì Bkav và D32 đôi khi lại là sự lựa chọn hữu hiệu. Virus nội địa nhiều khi không lây lan ra nước ngoài, vì thế các chương trình của nước ngoài trở nên vô hiệu.
Bạn có thể tìm đọc thêm về các chương trình diệt virus để biết thêm về chức năng cùng công dụng hầu có sự so sánh, nhưng thật ra cũng không cần thiết vì những chương trình chúng tôi liệt kê ra là những chương trình có đã được thử nghiệm lâu dài, đạt độ hiệu quả, tính tương thích và thân thiện cao.
Sử dụng
Về việc sử dụng từng chương trình cụ thể, chúng tôi chưa thể hướng dẫn bạn từng bước một, nhưng tựu chung, mỗi chương trình chống virus gồm các chức năng như quét tập tin (scan) để tìm virus. Tuỳ mỗi chương trình mà bạn sẽ có từng lựa chọn cho quét hết toàn đĩa, quét từng thư mục hay từng tập tin cụ thể, quét CD ROM, đĩa USB v.v...
Chức năng thứ hai là chức năng lên danh sách và định kỳ quét máy (schedule) cũng như tự động định kỳ cập nhật (updated) danh sách những virus mới sinh ra.
Và chức năng Virus Shield, Virus Protection, tự động quét trực tiếp tất cả những tập tin vào ra máy tính. Chính chức năng này sẽ làm máy bạn tiêu tốn không ít tài nguyên và làm máy chậm đi thấy rõ. Nếu máy bạn không kết nối Internet, thì nên tắt chức năng này để máy hoạt động nhanh hơn, nhưng phải rất cẩn thận khi đưa đĩa mềm, đĩa CD, USB vào máy.
Ngoài ra, rất nhiều chương trình diệt virus thường xuyên theo dõi tình trạng của máy tính, ghi nhận những hoạt động thất thường bị nghi là virus như là thay đổi một mặc định cấu hình, nghi thông tin vào đĩa cứng một cách bất hợp pháp v.v… và thông báo để bạn biết. Bạn cẩn thận đọc tất cả các bản thông báo để biết rằng, máy tính đang làm gì.
2. Chương trình tường lửa
Chương trình tường lửa được dùng nhiều khi bạn kết nối Internet, với mục đích kiểm duyệt tất cả các kết nối từ máy tính của bạn lên Internet và ngược lại. Rất nhiều chương trình độc hại xâm nhập máy tính ngay khi bạn truy xuất vào một số website, ví dụ như Keygen.us chẳng hạn. Nếu bạn không dùng Internet, thì có thể tắt chương trình tường lửa, vì chương trình này chỉ hữu dụng khi bạn online.
Có rất nhiều chương trình tường lửa, nhưng thường các bộ phần mềm chống virus đã kèm theo các chương trình tường lửa đi kèm nhằm đảm bảo tính tương thích. Hoặc bạn có thể dùng ngay tường lửa của Windows, tuy nhiên với chức năng khá hạn chế. Ngay khi có bất kỳ chương trình nào thiết lập một kết nối lên Internet, tường lửa sẽ ngay lập tức thông báo cho bạn biết. Bạn chỉ cần xác nhận, có cho phép kết nối này được thiết lập hay không mà thôi.
Thường một chương trình sẽ có kết nối hai chiều để trao đổi dữ liệu, cho nên, tường lửa sẽ yêu cầu bạn xác nhận hai lần. Sẽ rất là phiền phức nếu lần nào bạn cũng phải xác nhận, cho nên, bạn có thể yêu cầu tường lửa ghi nhớ những chương trình, luôn cho phép kết nối, ví dụ Yahoo Messenger, các chương trình tự động cập nhật phần mềm, các Game online. Cách thức sử dụng từng tường lửa cụ thể có khác nhau, cho nên, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách thức dùng từng chương trình cụ thể trong các số sau.
Các dịch vụ thường cũng sẽ không cài tường lửa vào máy, trừ khi được yêu cầu, vì sử dụng chương trình này đòi hỏi phải có một số kiến thức chuyên môn. Nếu máy bạn có cài, bạn cũng chỉ cần lưu ý là xác nhận từng kết nối lên Internet. Nếu thấy quá phiền phức thì cũng có thể gỡ bỏ.
3. Chương trình chống Spam (Antispam)
Chương trình này duyệt thư điện tử để chặn thư rác cũng như các thư có chứa virus… Thuần tuý chỉ hoạt động với email, đặc biệt hữu dụng khi bạn có sử dụng các chương trình Mail Client, ví dụ Outlook, Pegasus... Mỗi khi duyệt thư, chương trình chống Spam sẽ tự động quét thư điện tử để tìm virus, Spyware, Adware. Chính vì thế, nếu bạn dùng chương trình này thì “hình như” tốc độ lấy thư của bạn có vẻ chậm đi. Nhưng bù lại khá an toàn.
Nếu bạn không dùng những chương trình Mail Client, chỉ duyệt thư điện tử bằng cách đăng nhập vào website của yahoo, gmail... thì có thể không cần cài chương trình chống Spam cũng được.
Như vậy có thể thấy, một máy tính nếu gọi là phòng thủ tuyệt đối khi bạn quản lý và sử dụng được 3 chương trình trên.
Một điều vô cùng quan trọng, Virus sinh ra hằng ngày, chính vì thế phải thường xuyên cập nhật (update). Bạn có thể cập nhật trực tiếp từ Internet, hoặc truy xuất vào website của chương trình để cập nhật.
Dùng mãi rồi sẽ quen, đó là phương châm khi sử dụng máy tính
24/04/07 - 3:27:11 AM
URL | Bình luận (0) | Viết bình luận
Định dạng File
CHỮ SỐ
.2GR Một loại file cho phép Windows hiển thị text và hình họa trong chế độ chuẩn trên các máy tính 286 và 386 trước đây.
.386 File trao đổi, cho phép máy tính chạy trong chế độ tăng cường (enhanced) nhằm sử dụng được Windows với bộ nhớ ảo.
.3GR Một loại file cho phép Windows hiển thị text và hình họa trong chế độ tăng cường trên các máy tính 386, 486, hoặc Pentium.
.906 Định dạng cho máy vẽ Calcomp.
A
.A3W Loại file dành cho ứng dụng MacroMedia Authorware của Windows 3.5.
.ABK Dành cho sao lưu tự động AutoBackup và trình thiết kế Corel Draw.
.ABR Dành cho tính năng Brush trong Adobe Photoshop.
.ACL Công cụ tăng tốc độ bàn phím Keyboard Accelerator và Corel Draw 6.
.ACM File thư mục hệ thống Windows.
.ACV Drivers cho việc nén và giải nén file tiếng trên hệ điều hành OS/2.
.AD After Dark, một chương trình lưu màn hình screensaver có thể đặt cho hiển thị ngẫu nhiên nhiều dạng khác nhau hết cái này sang cái khác.
.ADB 1. Cơ sở dữ liệu thiết bị Appointment DataBase của máy HP 100LX.
File kiểu chữ chính dùng ngôn ngữ Ada.
.ADD Driver cho bộ điều hợp trên OS/2.
.ADM Module đa lớp của AfterDark.
.ADR Loại file thuộc trình sắp xếp ngẫu nhiên AfterDark Randomizer.
.ADS Loại file thông số kỹ thuật, dùng ngôn ngữ Ada.
.AFM Hệ thống font Metrics của Adobe, thuộc nhóm 1.
.AG4 Thuộc chương trình Access G4.
.AI Thuộc chương trình Adobe Illustrator.
.AIF Định dạng file trao đổi tiếng Audio Interchange, còn gọi là AIFF. Định dạng này do Apple phát triển để lưu trữ những dữ liệu nhạc và nhạc cụ chất lượng cao, chạy trên cả PC và Mac.
.aiff Định dạng file trao đổi tiếng Audio Interchange không nén, cũng do Apple phát triển để lưu trữ những dữ liệu nhạc và nhạc cụ chất lượng cao, chạy trên cả PC và Mac, sử dụng QuickTime hoặc Sound Player.
.ALL File thư viện chữ viết và nghệ thuật Arts and Letters Library.
.ANI File dùng cho con trỏ sinh động (animated).
.ANS Định dạng text ANSI.
.API Giao diện ứng dụng - giữa hệ điều hành và các chương trình ứng dụng trong hệ thống.
.APP Ứng dụng cả gói của MacroMedia Authorware.
.ARC Dạng file ARC hay ARC+ nén.
.arj Một định dạng nén xuất hiện ở châu Âu và được giải mã bằng unArjMac, DeArj và SITEX10.EXE (win).
.ART Một loại file nghệ thuật có trong các chương trình vẽ hình.
.ASC Dạng file text ASCII (American Standard Code) biểu thị bằng các con số từ 0 đến 127 và được dịch sang mã nhị phân 7 bit.
.ASF Dạng file hoạt động suốt Active Streaming của chương trình xử lý web HoTMetaL Pro.
.ASM Dạng file cho mã nguồn kết hợp Assembly Source Code.
.ASP Dạng văn bản có các script nhúng thuộc ứng dụng chủ (Active Server Page) của Microsoft.
.AST File hỗ trợ (Assistant file) của chương trình Claris Works (Apple cung cấp). File này dẫn dắt người sử dụng đi qua từng thao tác bằng cách đặt ra một loạt câu hỏi và rồi sử dụng câu trả lời để thực hiện nhiệm vụ. File Assistants trong Claris Works có thể được dùng để tạo ra những thứ hữu ích như lịch, bản tin, văn phòng phẩm, nhãn mác và sổ địa chỉ, để ghi chú cuối trang trong một file và để tìm kiếm văn bản...
.ATT Định dạng do tập đoàn điện tín Mỹ AT&T sử dụng.
.AU Dạng file tiếng dùng trên máy tính chạy hệ điều hành của Sun Microsystems hoặc UNIX.
.AVI Định dạng này (Audio Video Interleaved) là loại file nghe nhìn của Microsoft, tương tự như MPEG và QuickTime. Trong AVI, các yếu tố hình và tiếng được xen lẫn.
.AVS Loại file sao chép hình video của Intel.
B
.b64 Nền 64, định dạng mã hóa được dùng cho phần mở rộng Thư điện tử đa mục đích (Multipurpose Internet Mail Extension).
.BAK Bản sao lưu trong DOS hoặc OS/2.
.BAS File chương trình BASIC.
.BAT Định dạng bó (Batch).
.BFC File tài liệu Briefcase trong Windows 95.
.BG Trò chơi bài Backgammon.
.BI File nhị phân.
.BIN Biểu thị ổ (driver).
.bin Một dạng file mã hóa bằng MacBinary II. Loại file được tải dưới dạng MacBinary hay Binary này có thể được giải nén bằng Stuffit Expander.
.BK Sao lưu (backup).
.BK$ File sao lưu.
.BLT File Wordperfect dùng cho DOS.
.BMP Định dạng đồ họa Bitmap (theo từng khối điểm ảnh vuông).
.BNK File trò chơi Sim City.
.BRX Mục lục duyệt (Browse Index) trên các đĩa multimedia CD-ROMs.
.BTM File bó (Batch) trong tiện ích Norton Utilities.
C
.C File chương trình C.
.CAB Định dạng nén của Microsoft.
.CAL Lịch (Calendar hay ngắn gọn hơn là CALS).
.CAP Chú thích (Caption).
.CBT 1. Viết tắt của Đào tạo trên máy tính (Computer-Based Training).
Một dạng file chương trình tự học.
.CCH Định dạng bảng biểu Corel.
.CCM Định dạng chương trình Lotus, phần sao gửi cc:Mail.
.CDA Rãnh ghi từng bài hát (CD Audio).
.CDR Trình thiết kế đồ họa CorelDraw.
.CDT Mẫu vẽ của trình thiết kế đồ họa CorelDraw.
.CDX File nén CorelDraw.
.CDX Mục lục cơ sở dữ liệu Visual FoxPro.
.CFB Từ điển truyền thông đa phương tiện Compton.
.CFG Cấu hình (Configuration).
.CFL File CorelFlow.
.CGI File giao diện Gateway chung (Common Gateway Interface) - hỗ trợ máy chủ HTTP giao tiếp với chương trình máy tính để cung cấp các chức năng tương tác như biểu bảng tự điền.
.CGM Đồ họa CGM.
.CHK Đĩa kiểm tra DOS.
.CHP Biểu thị chương (Chapter) trong chương trình Ventura.
.CIF Biểu thị chương thông tin (Chapter Information) trong chương trình Ventura.
.CIM File Sim City.
.CIT Định dạng hình ảnh quét Intergraph.
.CLP Biểu thị vùng bộ nhớ tạm thời (Clipboard) đối với text và đồ họa đang được xử lý.
.CMD File lệnh (Command) của OS/2.
.CMF Định dạng Corel MetaFile.
.CMF File card tiếng SoundBlaster.
.CMP Đồ họa của hãng LEAD Technologies.
.CMV Hoạt ảnh trong ứng dụng Corel Move.
.CNF File cấu hình (Configuration).
.CNQ Dạng file của hãng Compuworks Design Shop.
.COB Mã nguồn của ngôn ngữ lập trình COBOL.
.COM File lệnh (Command), một phiên bản nhỏ của định dạng .EXE.
.CPE Định dạng văn bản Fax Cover.
.CPI Trang mã trong DOS.
.CPL Bảng điều khiển chính của Windows (Control Panel).
.CPP File chương trình C++.
.CPR Đồ họa trong chương trình Knowledge Access.
.CPT Chương trình Compact Pro.
.CPX Dạng file nén trong Corel Presentation Exchange.
.CRD Dạng Cardfile trong Windows.
.CSC Dạng file Corel Script.
.CSS Chương trình biểu bảng Cascading Style Sheet dùng cho thiết kế web.
.CSV File phân định giới hạn khoản mục bằng dấu phẩy.
.CTL File kiểm soát (Control).
.CTY File City trong trò chơi SimCity.
.CUR Biểu thị hình ảnh con trỏ trong Windows.
.CUT Đồ họa trong chương trình Dr. Halo.
.CV Định dạng xem mã CodeView của Microsoft.
.CWK Định dạng file của hãng Claris Works.
.CWS File mẫu của Claris Works.
D
.DAT Dữ liệu (Data).
.DB Biểu bảng (Table) trong chương trình cơ sở dữ liệu Paradox của Borland.
.DBC Định dạng file cơ sở dữ liệu Visual FoxPro.
.DBF File cơ sở dữ liệu dBASE.
.DBT Chữ viết (text) trong cơ sở dữ liệu dBASE.
.DBX Đồ họa trong DATABEAM.
.DCA Dạng text của IBM.
.DCS Phân tách màu trong định dạng file đồ họa độ phân giải cao EPS.
.DCT Từ điển (Dictionary).
.DD Công cụ nhân đôi đĩa (Disk Doubler).
.DDI Định dạng ảnh của Disk Doubler.
.DEF Định nghĩa C++.
.DER Định dạng xác nhận (Certificate).
.DEV File ổ thiết bị (Device driver).
.DG Đồ họa Autotrol.
.DGN Đồ họa của hãng Intergraph.
.DIB Đồ họa DIB (theo dạng bitmap) trong Windows.
.DIC Từ điển.
.DIF Dạng bảng tính tương tác dữ liệu (Data Interchange).
.DLL Thư viện liên kết động (dynamic link).
.DOC File văn bản.
.DOT Mẫu văn bản (Document Template) trong Microsoft Word.
.DOX Văn bản MultiMate.
.DPI Số chấm trên 1 inch (Dots Per Inch) trong đồ họa.
.DPR Định dạng file dự án trong Delphi.
.DRV Ổ (driver).
.DRW Đồ họa thiết kế.
.DS4 Đồ họa thiết kế, phiên bản 4.
.DSF Đồ họa thiết kế, phiên bản 6.
.DWG Định dạng vector trong AutoCAD.
.DWG Định dạng hình vẽ (Drawing) trong AutoCAD.
.DX Tạo hình trong văn bản.
.DXF Định dạng vector trong AutoCAD.
E
.ED5 Đồ họa của EDMICS.
.EMF Định dạng file tăng cường Metafile trong Windows.
.eml Thư điện tử.
.enc Biểu thị dữ liệu được mã hóa.
.EPS Định dạng tệp EPS (Encapsulated PostScript).
.ESI Dạng file Esri plot.
.EXE File thực hiện (executable) trên mã máy.
F
.FAX Biểu thị dữ liệu qua đường fax.
.FDX Biểu lục Force Index.
.FH3 Chương trình Aldus Freehand 3.
.FLC Hoạt ảnh trên AutoDesk.
.FLD Folder theo dạng Thumbnail trong chương trình Hijaak.
.FLI Hoạt ảnh trên AutoDesk.
.FLR Định dạng file ba chiều Live3D.
.FLT Trình lọc (filter) trong chuyển đổi đồ họa.
.FM Định dạng công cụ tạo khung văn bản Framemaker.
.FM3 Định dạng cho chương trình 1-2-3, phiên bản 3.
.FMT Biểu thị định dạng trong dBASE.
.FNT Font chữ.
.FOG Font chữ trong chương trình Fontographer.
.FON 1. Font chữ theo kiểu bitmap ở Windows.
Điện thoại.
.FOR Ngôn ngữ FORTRAN.
.FOT Font TrueType ở Windows.
.FOX Chương trình FoxBase.
.FP Định dạng file của chương trình Claris FileMaker Pro.
.FP1 Định dạng file của chương trình Flying Pigs.
.FP3 Chương trình Filemaker Pro 3.
.FPX Định dạng file kiểu bitmap trong chương trình FlashPix.
.FRM Mẫu biểu trong Visual Basic.
.FRS Driver đồ họa trong WordPerfect.
G
.G4 Chương trình GTX RasterCAD.
.GCA Đồ họa GOCA.
.GED Đồ họa Arts & Letters.
.GEM Đồ họa GEM.
.GEO Định dạng file VideoScope.
.GIF Định dạng tương tác đồ họa.
.GLY Bảng chú giải (Glossary).
.GP3 Định dạng nén CCITT Group 3 TIFF.
.GP4 Định dạng nén Group 4 - CALS của ITU hay CCITT Group 4 TIFF.
.GRA Biểu đồ của Microsoft.
.GRF Biểu đồ.
.GRP Nhóm (Group).
.GX1 Đồ họa Show Partner.
.GX2 Đồ họa Show Partner.
.GZ File nén gzip của dự án mã mở GNU - Unix.
H
.H Đầu trang (Header) trong ngôn ngữ C.
.HDF File dữ liệu phân cấp.
.HED Định dạng văn bản HighEdit.
.HEL Dạng file trò chơi Hellbender của Microsoft.
.HGL Dạng ngôn ngữ đồ họa của HP.
.HLP Trợ giúp (Help).
.HPJ Định dạng file Help Project trong Visual Basic.
.HPL Đồ họa của HP.
.HQX Dạng file BinHex của Macintosh.
.HST Máy chủ (Host).
.HT Dạng file HyperTerminal.
.htm Dạng file DOS dành cho một văn bản có mã HTML, có thể đọc bằng trình duyệt web.
.html Dạng file DOS dành cho một văn bản có mã HTML, có thể đọc bằng trình duyệt web.
.HWP Dạng file của chương trình văn bản Hangul.
.HYC Biểu thị tách từ trong WordPerfect.
.HYP Tách từ.
I
.ICA Đồ họa IOCA.
.ICB Dạng file bitmap Targa.
.ICM Dạng file của trình ghép màu cho hình ảnh Image Colour Matching.
.ICO Biểu tượng (Icon) trong Windows hay OS/2.
.ICON Biểu tượng và con trỏ của Sun.
.IDD Dạng file định nghĩa công cụ Instrument Definition - MIDI.
.IDE Dạng file cấu hình trong môi trường phát triển tích hợp (Integrated Development Environment).
.IDX Mục lục.
.IFF Máy tính Amiga.
.IGF Đồ họa trong Inset Systems của hãng Hijaak.
.IIF File tương tác Interchange trong QuickBooks dùng cho Windows.
.IL Thư viện biểu tượng.
.ima Định dạng nén Winimage. Những file này có thể được giải mã hoặc cài bằng ShrinkWrap.
.image File hình ảnh đĩa Mac, một định dạng nén có thể giải mã hoặc cài bằng DiskCopy, Disk Image Mounter, Disk Charmer và ShrinkWrap (của ImageMaster).
.IMG Hình ảnh (Image). Loại này là file hình ảnh đĩa của Mac (Macintosh Disk Image). Disk Copy có thể được dùng để cài hình ảnh đĩa lên máy để bàn Macintosh. Hình ảnh đĩa được cài sẽ hoạt động như một địa chỉ đọc ra (read-only).
.IND Mục lục.
.INF Thông tin (Information).
.INI Quá trình khởi tạo khuôn thức đĩa (Initialization) hay cài đặt cấu hình.
.IOB File Imagine.
.ISU File Netscape.
.IT Dạng file nhạc MOD.
.IW Trình duy trì màn hình Idlewild screensaver.
.IX Dạng file mục lục trong ứng dụng tạo khung Framemaker.
J
.JFF hay .JFIF Định dạng tương tác file JPEG (Joint Photographic Experts Group)- một định dạng đồ họa 24-bit, có thể mở bằng QuickTime, trình duyệt web hay một công cụ xem đồ họa như JPEGView.
.JIF Dạng file hình ảnh JPEG.
.JPEG File bitmap JPEG.
.JPG Đuôi file lưu trong định dạng JPEG. JPEG là một chuẩn của 2 tổ chức ISO/ITU dùng cho việc lưu trữ hình ảnh với khả năng nén cao, sử dụng một công cụ chuyển đổi theo phép toán cosin để đạt tỷ lệ nén 100:1 (mất đáng kể dữ liệu so với bản gốc) và 20:1 (mất tối thiểu dữ liệu).
.JT Biểu thị JT Fax.
.JTF File bitmap JPEG.
K
.KDC Dạng file trong chương trình Kodak Photo-Enhancer.
.KFX Kofax.
.LBL Biểu thị nhãn (Label - một kiểu dòng ký tự) trong dBASE.
.LBM File đồ họa Deluxe Paint.
.LDB Dạng file khóa (Lock) trong Microsoft Access.
.LEG Dạng file Legacy (đã dùng lâu trên các máy tính lớn mainframe và minicomputer).
.lha File của định dạng nén PC/Amiga, có thể giải mã bằng LHA Expander hay MacLHA.
.lhs File nguồn Literate Haskell.
.lhz File nén LHA.
.LIB Thư viện.
.LIC Dạng file giấy phép (License) cho phần mềm chia sẻ (shareware).
.LOG Log: 1. Hồ sơ lưu các hoạt động của máy tính.
Viết tắt của logarithm.
.LST File danh sách (List).
.LWP File văn bản Lotus Word Pro.
.LZH Dạng nén LHARC.
.lzs Dạng nén PC/Amiga.
M
.M3D Dạng file 3 chiều Motion 3D trong Corel.
.MAC Trình vẽ trong máy Mac.
.MAF File biểu bảng Microsoft Access.
.MAK File Make, công cụ lập trình của Unix.
.MAM File Macro của Microsoft Access.
.MAP Trình biên tập liên kết Map.
.MAQ Dạng file truy vấn (query) của Microsoft Access.
.MAR Dạng báo cáo (report) trong Microsoft Access Report.
.MAT Bảng (table) trong Microsoft Access Table.
.MCS Định dạng MathCAD.
.MCW File Microsoft Word cho Macintosh.
.MDB Cơ sở dữ liệu Access.
.MDX Mục lục nhiều lớp (multi-index)
.MET Dạng Metafile trong OS/2.
.MEU Danh mục lựa chọn (Menu).
.MFF Định dạng file MIDI.
.MGF File font chữ trong Micrografx Draw.
.MI File chứa những thứ linh tinh (miscellaneous).
.MIC File chương trình soạn ảnh Microsoft Image Composer.
.MID MIDI.
.MIFF Một dạng file hình ảnh ImageMagick.
.MIL Giao thức nén Group 4 (G4).
.mime 1. Dạng file MIME.
.MME File Mime được mã hóa.

Định dạng mã hóa được sử dụng trong Multipurpose Internet Mail Extension.
.MMF File Microsoft Mail.
.MMM Hoạt ảnh Macromind.
.MOD (Biểu thị module). Một định dạng file nhạc có chứa các mẫu âm thanh số hóa. Một file .MOD chiếm nhiều bộ nhớ hơn file MIDI vì file MIDI chứa những chỉ lệnh tạo tiếng nhưng không chứa những mẫu âm thanh thực sự. Có một số loại công cụ chạy file .MOD cho các máy Amiga, PC và Macintosh.
.moov Hình phim trong QuickTime. File này có thể xem trên QuickTime Player.
.MOV Biểu thị Movie trong QuickTime.
.movie Phim trong QuickTime. File này có thể xem trên QuickTime Player.
.MOZ Trình duyệt web Mozilla. Một dạng file nhớ đệm (cache) Netscape.
.mp2 Dạng tiếng (audio) nén trong MPEG Layer II. File này có thể chạy bằng QuickTime Player và một số công cụ âm thanh khác.
.mp3 Dạng nén âm thanh MPEG Layer III. File này có thể chạy bằng QuickTime Player, Real Player và một số công cụ âm thanh khác.
.MPE Định dạng file MPEG.
.MPEG File hoạt ảnh và phim MPEG. File này có thể chạy bằng QuickTime Player.
.MPG File MPEG mã hóa. File này là một dạng phim MPEG và có thể chạy bằng QuickTime Player.
.MPNT Trình vẽ trong Macintosh (MacPaint).
.MPP Dạng file Microsoft Project.
.MPT File mẫu (template) trong Microsoft Project.
.MPX File export trong Microsoft Project.
.MRK Biểu thị công cụ Markup trong đồ họa Informative Graphics.
.MSG File thông điệp (message).
.MSN File văn bản Microsoft Network.
.MSP Trình vẽ hình Microsoft Paint
.MUS Định dạng file nhạc (music).
.MVB Dạng file xem hình trong Microsoft Multimedia Viewer.
.MYS File trò chơi lưu trong trình Myst của IBM.
N
.NDX Mục lục trong dBASE.
.NET Dạng file mạng (network).
.NG Chỉ dẫn trong Norton Guides.
.NLM Chương trình NLM (Netware Loadable Module) trong NetWare của Novell.
.NTF Dạng file mẫu chú thích (Notes Template) trong cơ sở dữ liệu Lotus Notes.
O
.OAB Sổ địa chỉ (Address Book) trong Outlook của Microsoft.
.OAZ Fax OAZ.
.OBD Dạng file Binder trong Microsoft Office.
.OBJ Module đối tượng.
.OCX Dạng file trong chương trình kiểm soát (Custom Control) việc liên kết và nhúng các đối tượng (Object Linking and Embedding - OLE).
.OLB Thư viện đối tượng OLE.
.OLE Dạng file đối tượng OLE.
.ONX Dạng file trong trình đồ họa Onyx Graphics Postershop.
.ORI Biểu thị bản gốc (Original).
.OVL Module phủ ngoài (Overlay module).
.OVR Module phủ ngoài.
.OZM Ngân hàng memo (bản ghi nhớ) trong chương trình tổ chức công việc Sharp Organizer.
.OZP Ngân hàng số điện thoại trong chương trình tổ chức công việc Sharp Organizer.
P
.P10 Tektronix Plot10.
.PAB Công cụ sổ địa chỉ cá nhân (Personal Address Book) của Microsoft.
.PAK Dạng dữ liệu trong trò chơi Quake.
.PAL Bảng màu trong Paintbrush.
.PAS File chương trình Pascal.
.PAT Mẫu (Pattern) trong Corel.
.PBK Sổ điện thoại của Microsoft.
.PBM Dạng đồ họa linh hoạt Portable Bit Map.
.PCD Định dạng đĩa CD ảnh.
.PCL Biểu thị máy in HP LaserJet.
.PCM Thông tin khay mực của máy LaserJet.
.PCS File hoạt ảnh PICS.
.PCT Trình vẽ PC Paint.
.PCW Trình soạn thảo text PC Write.
.PCX 1. Trình vẽ PC Paintbrush
Định dạng file đồ họa Zsoft.
.PDG Dạng file trong PrintShop Deluxe.
.PDV Ổ máy in cho PC Paintbrush.
.PFA Font loại 1 của ASCII
.PFB Font loại 1 mã hóa.
.PFM Bộ font Postscript Metrics; Bộ font loại 1 của Windows.
.PGL Máy vẽ HPGL 7475A, chuyên đồ họa vector.
.PGM Dạng file đồ họa Portable Gray Map.
.PHTML Dạng file văn bản HTML với những chỉ lệnh có tính xử lý trước (preprocessing instructions - PPIs).
.PIC Định dạng đồ họa PICT hoặc file ảnh PIXAR.
.PICT Trình vẽ QuickDraw/PICT trong Macintosh. Loại file này lưu những hình ảnh trong định dạng vector QuickDraw. PICT2 còn có thể có những hình ảnh dạng grayscale bitmap.
.PIF File thông tin chương trình trong Windows.
.PIT Dạng nén PackIt trong Macintosh.
.PIX Đồ họa Inset Systems.
.PJX Dạng file Project trong Visual FoxPro.
.pkg Định dạng nén cả gói AppleLink. Những file này có thể được giải mã bằng StuffIt Expander.
.PL Dạng file script Perl.
.PLT File bản vẽ của Plotter.
.PM Công cụ tạo trang PageMaker.
.PM3 Văn bản trong PageMaker 3.
.PM4 Văn bản trong PageMaker 4.
.PM5 Văn bản trong PageMaker 5.
.PNG 1. Dạng file đồ họa trong Portable Network Graphics.

File trình duyệt trong Paint Shop Pro.
.POV File trong ứng dụng Persistence Of Vision raytracer.
.PPA Tính năng Add-in trong Microsoft PowerPoint.
.PPD Mô tả tính năng in PostScript.
.PPM Dạng file Portable PixelMap.
.PPS File chuỗi hình thuyết minh PowerPoint Slideshow.
.PPT File thuyết minh PowerPoint.
.PRD Ổ máy in (printer driver) cho Microsoft Word, Word Perfect, Microsoft Works.
.PRG File mã nguồn trong dBASE.
.PRJ File Project.
.PRN 1. File in tạm thời.

Ổ máy in XyWrite.

File PostScript.
.PRS Ổ máy in WordPerfect.
.PRT Dạng text được tạo khổ (formatted).
.PS Biểu thị PostScript. Đây là file text thuần túy.
.PSD Văn bản trong Photoshop.
.PUB Dạng file ấn bản (publication) dành cho các trình Ventura Publisher và Microsoft Publisher.
.PWD Dạng file văn bản Pocket Word của Microsoft.
.PWZ File hỗ trợ (wizard) trong PowerPoint của Microsoft.
.PXL File Pocket Excel của Microsoft.
Q
.QBW QuickBooks cho Windows.
.QDK Chương trình Quarterdeck Qemm.
.QLB Thư viện Quick Library.
.QLC Thông tin về font ATM.
.QRY File truy vấn Microsoft Query.
.qt Dạng file nhị phân QuickTime Movie.
.QTM File QuickTime Movie.
R
.R8L Font in theo kiểu ngang (landscape) trong máy LaserJet.
.R8P Font in theo kiểu dọc (portrait) trong máy LaserJet.
.RA RealAudio.
.RAM Real Audio.
.RAS Đồ họa Raster của Sun.
.RAW Dạng file bitmap theo kiểu Raw.
.rc Một định dạng xuất hiện trong nhiều file Unix, có nghĩa là “chạy lệnh” (run commands).
.REC File macro trong Windows Recorder.
.REG File đăng ký Registration.
.REP File báo cáo Report.
.RFT Địng dạng RFT-DCA.
.RGB File hình ảnh SGI RGB.
.RIA Đồ họa raster trong Alpharel Group IV.
.RIB Đồ họa Renderman.
.RIC Chương trình Roch FaxNet.
.RIF Dạng file bitmap trong trình vẽ Fractal Painter.
.RIFF Định dạng file trao đổi nguồn Resource Interchange. Đây là một định dạng file multimadia của Microsoft, tương đương với IFF của Amiga.
.RIX Màn hình ảo RIX.
.RLA Hình ảnh raster trong Wavefront.
.RLC Hệ thống hình ảnh trong CAD Overlay ESP.
.RLE Độ dài hoạt động của chương trình được mã hóa (Run Length).
.RM Real Media.
.RMI File RIFF MIDI.
.RND Định dạng AutoShade.
.RNL Đồ họa ratser trong GTX Runlength.
.RPT File Report.
.RTF Đồ họa và text của Microsoft.
S
.S File ngôn ngữ bậc thấp Assembly language trong Unix.
.S3M File nhạc MOD.
.SAM Trình AmiPro.
.SAV File trò chơi đã lưu.
.SBP Đồ họa Storyboard và text Superbase của IBM.
.SC Mã nguồn của Paradox.
.SCM File ScreenCam movie.
.SCP Dạng file script trong kết nối quay số.
.SCR 1. Trình lưu màn hình của Windows.
Trình bày màn hình (layout) trong dBASE.

Script cho tiện ích Disk Copy của Apple.
.SCT Dạng text chụp màn hình (Screen Capture Text) trong Lotus.
.SDL File thư viện SmartDraw.
.SEA Kho tư liệu (archive) tự trích (Self-Extracting) trong Stuffit hay Compact Pro.
.SEG Đoạn (segment) của một file nén, lưu trong Stuffit hay Compact Pro.
.SEP Định dạng bitmap TIFF.
.SET Tham số cài đặt.
.SFL Font in theo kiểu landscape trong máy LaserJet.
.SFP Font in theo kiểu portrait trong máy LaserJet.
.SFS Font chữ thay đổi tỷ lệ PCL 5.
.shar Dạng kho tư liệu UNIX shell, có thể giải mã bằng trình Unshar.
.SHTML File HTML file với các bộ phận nhúng SSI (server-side includes).
.SI File hình ảnh SoftImage.
.sig Chữ ký (Signature). Một file .sig có thể được cài đặt và tự động đính kèm vào e-mail gửi đi hay các bản tin…Nó bao gồm tên và thông tin liên hệ của người gửi và có thể là cả các chi tiết như kiểu trình bày ASCII art hoặc những câu trích ưa thích...
.SIT File nén Stuffit.
.SLD Slide trình chiếu trong AutoCAD.
.SLK Dạng file bảng tính Symbolic Link (SYLK).
.SMI Hình ảnh tự thiết lập (Self-Mounting). Dạng file này thuộc trình Disk Image của Macintosh, tương tự như file .img, nhưng không yêu cầu sử dụng Disk Copy. Khi file được tải, một hình ảnh đĩa sẽ xuất hiện trên màn hình chủ desktop. Hình ảnh đĩa này sẽ phản ứng theo kiểu giống như đĩa read-only.
.SND File âm thanh.
.SNM Dạng file mail trong Netscape.
.SPD Font thay đổi tỷ lệ Speedo.
.spx Dạng file Screen Peace.
.SQB File trong công cụ sao lưu SyQuest Backup.
.SRC Một định dạng sử dụng trong quá trình tạo ra các file .INI, phục vụ cho việc thiết lập cấu hình.
.STY Biểu bảng Style của Ventura.
.SVX Dạng file âm thanh Amiga 8SVX.
.SWP File lưu tạm thời Swap.
.SYD File sao lưu Sysedit.
.SYL Định dạng bảng tính SYLK.
.SYNU Hình ảnh trong SDSC Synu.
.SYS File hệ thống.
W
.WAB File sổ địa chỉ trong Windows.
.WAV File tiếng.
.WBK Dạng file sao lưu (backup) trong Microsoft Word.
.WDB Dạng file cơ sở dữ liệu Microsoft Works Database.
.WID Định dạng bảng trong Ventura.
.WIN File sao lưu trong Windows.
.WIZ Định dạng thủ tục cài đặt (wizard) trong Microsoft Word.
.WK1 Trình Lotus 1-2-3, đến phiên bản 2.01.
.WK3 Lotus phiên bản 3
.WK4 Lotus phiên bản 4
.WKQ Bảng tính Quattro.
.WKS 1. Bảng tính Lotus. 2. Văn bản Microsoft Works.
.WLR Trang VRML.
.WMF Windows Metafile.
.WP WordPerfect.
.WPD 1. File mô tả máy in trong Windows 2. File demo trong WordPerfect. 3. Văn bản WordPerfect.
.WPG Đồ họa trong WordPerfect.
.WPM Macro trong WordPerfect.
.WPS Văn bản Microsoft Works.
.WPT File mẫu (template) trong WordPerfect.
.WRI Văn bản trong công cụ Windows Write.
.WRK Bảng tính Symphony.
.WS1 Dạng file WordStar cho văn bản Windows 1.
.WS2 Dạng file WordStar cho văn bản Windows 2.
.WS3 Dạng file WordStar cho văn bản Windows 3.
.WS4 Dạng file WordStar cho văn bản Windows 4.
.WS5 Dạng file WordStar cho văn bản Windows 5.
.WS6 Dạng file WordStar cho văn bản Windows 6.
.WS7 Dạng file WordStar cho văn bản Windows 7.
.WVL Dạng file bitmap nén trong Wavelet.
X
.X File hình ảnh AVS X.
.XAR Định dạng file hình vẽ Corel Xara.
.XBM Bitmap X.
.XFX Trình JetFax.
.XIF Định dạng hình ảnh trong Xerox.
.XLC Biểu bảng Excel.
.XLK Dạng file sao lưu trong Microsoft Excel.
.XLM Macro trong Microsoft Excel.
.XLS Bảng tính Excel.
.XLT Dạng file mẫu trong Microsoft Excel.
.XM Định dạng nhạc MOD.
.XPM Định dạng Pixelmap X.
.XWD Hình ảnh kết xuất (dump) cửa sổ trong X Window System.
.XXE Dạng file mã hóa Xxencoded.
Y
.YAL File click art trong Arts & Letters.
Z
.Z File nén Unix.
.ZIP File nén dùng PKZIP.
.ZOO Trình Zoo.
assistants Một loại file đặc biệt được sử dụng trong Claris Works. Nó hướng dẫn người sử dụng đi qua mỗi nhiệm vụ bằng cách đặt ra một loạt những câu hỏi và rồi dùng câu trả lời để thực hiện nhiệm vụ. Assistants trong Claris Works có thể được dùng để tạo ra những công cụ hữu ích như lịch, thông báo tin tức (newsletter), văn phòng phẩm, nhãn mác và sổ địa chỉ, hoặc để đánh dấu dưới chân (footnote) một file, để tìm kiếm văn bản,..v..v.
bad fix Cụm từ này chỉ nỗ lực không thành khi cố khắc phục một lỗi máy tính. Cụ thể là việc sửa chữa không có tác dụng hoặc lại gây ra thêm những vấn đề mới. Cách nói này được sử dụng rất nhiều khi nhắc đến những cố gắng xử lý các vấn đề mà sự cố Y2K có thể gây ra.
LHA Một chương trình nén trong DOS. Những file nén bằng trình này có đuôi .lhz.
MBX Dạng file Message Base trong phần mềm xử lý e-mail Eudora.
T
.TAL Công cụ sắp hàng Type Align của Adobe.
.TAR Viết tắt của Tape Archive. Tar là một phương pháp cất giữ file của Unix mà có thể dùng trên PC. Tar lưu dữ liệu nhưng không nén chúng vì thế đôi khi file .tar được nén bằng những tiện ích khác vào tạo ra những đuôi file như .tar.gz, .tar.Z, và .tgz. Những file archive có đuôi .tar có thể được giải nén trong Unix bằng trình tar hoặc trên máy PC dùng WinZip. hay trên máy Mac có trình tar.
.tar.gz Định dạng kết hợp của một file được lưu bằng tar và rồi nén lại.
.tar.z or .tar.Z Định dạng kết hợp của một file được lưu bằng tar và rồi nén lại.
.taz Một cách viết khác của .tar.Z.
.TBK Dạng file Asymetrix Toolbook.
.TDF Định nghĩa Typeface trong trình Speedo.
.TEX Văn bản Tex hay LaTex.
.TFM Font metrics trong Intellifont.
.TGA Đồ họa TARGA.
.tgz Một tên khác của .tar.z và .tar.gz.
.THEME Dạng file chủ đề màn hình chủ (Desktop) của Windows 95.
.THN Trình bày file theo kiểu Thumbnail.
.TIF File đồ họa TIFF.
.TIFF Định dạng file đồ họa TIFF.
.TLB Dạng thư viện OLE Type.
.TMP File tạm thời.
.TOC Định dạng bảng chứa nội dung (Table Of Contents).
.TRM Cài đặt thiết bị đầu cuối trong Windows.
.TTC Font nén TrueType.
.TTF Font TrueType.
.TWF Dạng file TabWorks.
.TX8 Text trong MS-DOS.
.TXT File text ASCII.
U
.USL Font in ngang của máy LaserJet.
.USP Font in dọc của máy LaserJet.
.uu File nén Uuencode.
.uue File Uuencode.
V
.VBP File Visual Basic Project.
.VBX Định dạng Visual Basic.
.VDA Dạng file bitmap Targa.
.VGR Trình Ventura.
.VIFF File hình ảnh Khoros Visualization.
.VLB Định dạng thư viện Ventura Library.
.VOC Công cụ hỗ trợ tiếng Sound Blaster.
.VP Định dạng chế bản Ventura Publisher.
.VST File bitmap Targa.
.VUE Công cụ Relational View trong dBASE.
.VXD Dạng file ổ thiết bị ảo (Virtual Device Driver).
24/04/07 - 3:26:10 AM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét